Hỗ trợ trực tuyến
Thu Hương 099 699 9995
Minh Hằng 0973 283 636
Chiến Thắng 0973 283 636
Kim Oanh
0973 283 636
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 113
   Truy cập trong ngày : 13199
   Tổng số truy cập : 7733125
5 vấn đề tâm lý ảnh hưởng sâu sắc tới cách chúng ta kiếm tiền và tiêu tiền 3/11/2024 3:56:29 PM
Không phải tự nhiên mà người này “nghiện” tiết kiệm, người kia lại mê đầu tư. Vậy đâu là những yếu tố tạo ra sự khác biệt này?

Nhắc đến mối liên hệ giữa tâm lý học và tiền bạc, có một sự thật rõ mười mươi mà tất cả chúng ta đều đã biết: Cảm xúc có tác động không nhỏ tới cách một người đưa ra quyết định chi tiêu. Mua sắm khi buồn chán là một ví dụ điển hình và dễ hiểu nhất.

Tuy nhiên, nếu đào sâu vấn đề hơn nữa, câu hỏi lúc này sẽ là: Vì sao có người để cảm xúc và đồng tiền điều khiển mình, còn có người thì không?

Dưới đây là 5 yếu tố tác động tới cách một người suy nghĩ về tiền bạc và cả cách họ tiêu tiền. Điều cần nhấn mạnh chính là không phải tới khi kiếm được tiền và biết tiêu tiền, chúng ta mới hình thành mối quan hệ với tiền bạc. Mối quan hệ này đã hình thành từ tấm bé, nghĩa là từ khi bạn còn là một đứa trẻ, chưa kiếm được tiền và cũng chẳng có quyền cầm tiền để tiêu.

1 - Nền tảng tài chính của gia đình tạo ra góc nhìn đầu tiên của một người về tiền bạc

Nền tảng tài chính của gia đình bao hàm 2 yếu tố: Tài sản mà bố mẹ của bạn có và cách họ tư duy về tiền bạc.

Một đứa trẻ lớn lên trong gia đình có nền tảng tài chính ổn định, không quá dư dả cũng không quá khốn khó thường có cái nhìn trung lập về tiền, khi bước vào tuổi trưởng thành. Động lực kiếm tiền của họ có thể sẽ không mãnh liệt bằng một người bằng tuổi, nhưng có tuổi thơ thiếu thốn vật chất. Trong khi đó, một đứa trẻ xuất thân từ gia đình giàu có lại thường không bận tâm nhiều tới chuyện tiết kiệm hay kiếm tiền. Nói cách khác, kiếm tiền không phải là áp lực quá lớn hay mục tiêu số 1 của họ khi trưởng thành.

Cách một người suy nghĩ về tiền hay cả cách tiêu tiền sẽ thay đổi theo từng giai đoạn nhận thức và trưởng thành của cá nhân họ, nhưng thói quen đầu tiên, suy nghĩ đầu tiên về tiền bạc bao gồm cả động lực kiếm tiền, cách tiết kiệm, đầu tư và chi tiêu của một người, phần lớn đều bị ảnh hưởng nhiều từ nền tảng tài chính của gia đình.

2 - Thời điểm bạn kiếm được đồng tiền tiên cũng ảnh hưởng tới cách tư duy về tiền

Như đã đề cập ở trên, tuổi thơ có thể định hình mối quan hệ với tiền bạc của một người. Việc họ được dạy về cách kiếm tiền, được phép đưa ra quyết định với một khoản tiền từ sớm có tác động rất lớn tới tư duy về tiền khi họ lớn lên.

Nhiều bậc phụ huynh tân tiến đã áp dụng việc "trả lương" cho con khi chúng tuân theo được một kỷ luật nào đó do bố mẹ đặt ra. Bằng cách này, họ đang dạy cho con cái giá trị của đồng tiền, từ đó hình thành tư duy trân trọng từng đồng tiền mình kiếm ra.

3 - Sức khỏe tinh thần có thể tạo ra khó khăn về tài chính

Ở Mỹ, hơn 50% dân số bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần hoặc rối loạn tâm thần vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ. Cứ 5 người Mỹ thì có 1 người có thể mắc bệnh tâm thần chỉ sau một năm.

Các chứng bệnh tâm thần phổ biến nhất là: Trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý). Tất cả các chứng bệnh này đều có thể dẫn đến những khó khăn và sự bất an trong vấn đề tiền bạc, ví dụ như bội chi quá mức cho các chất kích thích, thất nghiệp, nợ nần,...

Khi một người có mối quan hệ không lành mạnh với chính bản thân họ (nói cách khác chính là sức khỏe tinh thần yếu), khả năng cao là mối quan hệ với tiền bạc của họ cũng chẳng mấy tốt đẹp.

4 - Mỗi người sẽ có một nhân cách tiền bạc khác nhau

Ba yếu tố phía trước góp phần tạo ra "nhân cách tiền bạc" của một người. Có 5 loại nhân cách tiền bạc phổ biến:

- Người tiết kiệm: Có tiền cũng không dám tiêu, tiết kiệm thái quá.

- Người chi tiêu: Có tiền là tiêu hết, thậm chí, vay tiền để tiêu và bị ảo tưởng về khả năng kiếm tiền cũng như khả năng trả nợ của bản thân.

- Người đầu tư: Có tiền là đầu tư làm giàu và coi đây là yếu tố then chốt, thậm chí là duy nhất để cải thiện cuộc sống.

- Người mê rủi ro: Thị trường càng khó khăn, càng nhiều "red flag" thua lỗ, họ càng thích.

- Người lên kế hoạch: Không tiêu tiền, không đầu tư và cũng không tiết kiệm nếu chưa có trong tay kế hoạch rõ ràng. Nhóm người này được đánh giá là có sức khỏe tài chính ổn định nhất.

5 - Tiền bạc và lòng tham luôn đi đôi với nhau

Tiền bạc có khả năng tạo ra muôn vàn trạng thái cảm xúc khác nhau như hạnh phúc, tuyệt vọng, sợ hãi, xấu hổ,... Những cảm xúc được tạo ra từ tiền bạc, dù tích cực hay tiêu cực đều có thể thúc đẩy lòng tham.

Điều này xuất phát từ sự thật vô cùng dễ hiểu: Con người có xu hướng muốn có nhiều thêm những cảm xúc tích cực và cắt giảm tối đa những cảm xúc khó chịu. Sai lầm ở đây không phải là mong muốn được giàu có và hạnh phúc hơn mỗi ngày, mà chính là lối suy nghĩ "có tiền là có hạnh phúc". Để không đi vào đường mòn sai lầm ấy, các chuyên gia khuyên bạn nên học cách biết đủ để có mối quan hệ lành mạnh với tiền bạc.

Lên đầu trang