Có một thực tế đang diễn ra: Rất nhiều người đang
bước vào độ tuổi 30 với tài khoản tiết kiệm bằng 0. Họ làm việc không ngừng nghỉ,
nhưng tiền vừa vào tài khoản đã vội đi mất. Lương tăng không kịp tốc độ chi
tiêu, chưa kể còn phải gánh thêm nợ tín dụng, trả góp, hoặc chi phí nuôi con,
phụng dưỡng cha mẹ già.
Câu hỏi đặt ra là: Liệu có cách nào để sống thoải
mái mà vẫn có thể nghỉ hưu sớm, không phải cày cuốc đến năm 60 tuổi? Câu trả lời
là có, nhưng điều đó chỉ xảy ra khi bạn thực sự nghiêm túc với 8 điều dưới đây.
1. Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được - điều tưởng
dễ mà cực khó
Nguyên tắc đầu tiên và cũng là quan trọng nhất: Đừng
bao giờ tiêu hết số tiền bạn kiếm được .
Đáng tiếc, đây lại là điều mà nhiều người trẻ thất
bại. Vì sao? Vì chúng ta bị cám dỗ liên tục: điện thoại đời mới, quần áo hàng
hiệu, những chuyến du lịch "để tận hưởng tuổi trẻ", và cả những ly cà
phê đắt gấp 3 lần giá trị thực.
Mạng xã hội góp phần khiến bạn dễ bị FOMO (sợ bỏ lỡ),
nhìn người khác check-in sang chảnh, mình cũng muốn bằng bạn bằng bè. Nhưng mỗi
lần bạn chi tiêu để "thưởng cho bản thân", bạn đang tự cắt đi cơ hội
đầu tư, tức là cắt đứt con đường đến tự do tài chính.
Giải pháp : Hãy tập sống dưới mức thu nhập. Nếu bạn
kiếm 15 triệu, hãy sống như người thu nhập 10 triệu. Còn 5 triệu đó chính là
"hạt giống" cho sự tự do sau này.
2. Ghi lại mọi khoản chi - nếu bạn không đo đếm được,
bạn sẽ không kiểm soát được
Bạn không thể kiểm soát thứ mình không đo lường.
Nhiều người nghĩ mình tiêu ít, nhưng đến cuối tháng lại không hiểu vì sao tiền
"bốc hơi".
Viết ra mọi khoản chi tiêu là cách duy nhất để
nhìn thẳng vào sự thật. Bạn sẽ ngỡ ngàng khi thấy số tiền mình chi cho trà sữa,
đồ ăn ship về, hay những lần "tiện tay" mua đồ trên sàn thương mại điện
tử lúc nửa đêm.
Hãy bắt đầu bằng một bảng Excel hoặc dùng app ghi
chép. Sau 1 tháng, bạn sẽ nhận ra: Có những khoản chi hoàn toàn vô nghĩa nhưng
đã trở thành thói quen.
3. Ưu tiên trả hết nợ xấu càng sớm càng tốt
Nợ xấu là gì? Là những khoản vay có lãi suất cao
như thẻ tín dụng, vay tiêu dùng, mua hàng trả góp lãi cao , đặc biệt là những
khoản vay mà bạn không hề dùng để tạo ra tài sản.
Nhiều người trẻ hiện nay đang mắc kẹt trong vòng
xoáy tiêu trước, trả sau : mua điện thoại trả góp 12 tháng, vay tín dụng để đi
du lịch, thậm chí cầm cố bảo hiểm nhân thọ để lấy tiền đầu tư "lướt
sóng" mà không hề hiểu rõ rủi ro.
Đó không phải là con đường làm giàu. Đó là cái bẫy
trì hoãn tự do tài chính .
Muốn về hưu sớm, bạn cần xóa sạch những khoản nợ xấu
càng nhanh càng tốt. Trả nợ trước khi nghĩ đến đầu tư. Đầu tư khi còn nợ giống
như xây nhà trên nền đất lún.
4. Học cách đầu tư thay vì chỉ tiết kiệm
Tiết kiệm là cần thiết, nhưng không đủ. Đầu tư
không nhất thiết phải "đánh bạc" với chứng khoán. Bạn có thể bắt đầu
bằng những kênh an toàn hơn: vàng vật chất, quỹ mở, trái phiếu doanh nghiệp uy
tín, hoặc thậm chí là đất nền giá rẻ nếu có thời gian nghiên cứu.
Điều quan trọng là bắt đầu từ sớm và bắt đầu nhỏ .
Học từ thất bại với số tiền nhỏ còn hơn là đứng ngoài cuộc mãi mãi.
5. Giữ tỷ lệ tiết kiệm/income ở mức 40-50% trở lên
nếu muốn nghỉ hưu sớm
Bạn có thể từng nghe đến quy tắc 50-30-20 (50% cho
nhu cầu cơ bản, 30% cho sở thích, 20% để tiết kiệm). Nhưng nếu mục tiêu của bạn
là nghỉ hưu sớm trước 40 tuổi, con số 20% là không đủ .
Nhiều người trong cộng đồng FIRE (Financial
Independence, Retire Early - Tự Do Tài Chính Và Nghỉ Hưu Sớm) giữ tỷ lệ tiết kiệm
lên tới 50–70% thu nhập mỗi tháng .
Nghe có vẻ khắc nghiệt, nhưng họ vẫn sống vui, vẫn
ăn uống, vẫn đi chơi - chỉ là họ biết rõ đâu là giá trị thật và đâu là chi tiêu
dư thừa.
6. Tăng thu nhập theo thời gian, không ngừng lại ở
một nguồn
Một lỗi sai của người trẻ là quá phụ thuộc vào một
nguồn thu nhập duy nhất - lương hàng tháng .
Lương có thể tăng, nhưng cũng có thể mất việc chỉ
sau một email. Tự do tài chính không thể xây dựng trên nền tảng bấp bênh như thế.
Hãy học cách xây dựng thu nhập thụ động chẳng hạn
như cho thuê nhà, đầu tư cổ phiếu có cổ tức, bán khóa học, làm nhà sáng tạo nội
dung, viết sách, tiếp thị liên kết... Dù số tiền nhỏ, nhưng đều đặn và tự động.
Ngoài ra, đừng ngừng học để nâng cấp kỹ năng. Những
người có thu nhập cao đều là người không ngừng nâng giá trị của bản thân.
7. Lập kế hoạch nghỉ hưu ngay từ tuổi 25, đừng đợi
đến 40 mới lo
Nghe có vẻ kỳ quặc: 25 tuổi mà đã nghĩ đến nghỉ
hưu? Nhưng thực tế, những người nghỉ hưu ở tuổi 35 đều đã lên kế hoạch từ lúc
22–25 .
Họ biết rõ: Cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu, mỗi
năm phải đầu tư bao nhiêu, tỷ lệ sinh lời mong muốn là bao nhiêu phần trăm, và
sẽ sống thế nào sau khi nghỉ việc toàn thời gian.
Bạn không cần phải viết bản kế hoạch quá chi tiết.
Nhưng ít nhất, bạn cần biết mình đang đi đâu vì nếu không, bạn sẽ đi theo quán
tính và đến lúc 50 tuổi vẫn cắm mặt đi làm chỉ để trả hóa đơn.
8. Tập trung vào "tối giản tài chính" -
càng ít thứ phải tiêu, càng dễ tự do
Một bí mật ít ai nói ra: C on đường đến tự do tài
chính không nằm ở việc kiếm thật nhiều tiền, mà nằm ở việc cần ít tiền để sống.
Nhiều người nghĩ phải có 10 tỷ mới được nghỉ hưu.
Nhưng có những người chỉ cần 2 tỷ, vì họ sống đơn giản, không tiêu xài hoang
phí, không bị lệ thuộc vào hình ảnh bên ngoài.
Họ không chạy theo nhà to, xe xịn, điện thoại đời
mới. Họ chọn một cuộc sống vừa đủ, không nợ nần, không ganh đua - và đó là tự
do thật sự .
Tạm kết: Tự do tài chính không dành cho người mộng
mơ, mà dành cho người có kỷ luật
Tự do tài chính không phải là trò ảo tưởng. Nó là
kết quả của hàng ngàn ngày sống dưới mức mình kiếm, đầu tư thông minh, tránh nợ
xấu và không ngừng học hỏi.
Có thể bạn không nghỉ hưu ở tuổi 35. Nhưng nếu bạn
bắt đầu làm đúng từ hôm nay, bạn sẽ không còn lo lắng mỗi lần có biến cố tài
chính xảy ra, không còn phải làm những công việc mình ghét chỉ để tồn tại.
Hãy bắt đầu với nguyên tắc số 1: Sống dưới mức
thu nhập. Rồi dần dần, mọi điều còn lại sẽ đến. Bắt đầu càng sớm, bạn sẽ cảm ơn
bản thân càng nhiều