Hỗ trợ trực tuyến
Thu Hương 099 699 9995
Minh Hằng 0973 283 636
Chiến Thắng 0973 283 636
Kim Oanh
0973 283 636
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 635
   Truy cập trong ngày : 3735
   Tổng số truy cập : 9067188
Warren Buffett: Kẻ tầm thường chỉ lo tìm cách giết thời gian, người có tài nghĩ đủ đường để tận dụng nó 5/17/2021 2:36:47 PM
Nhiều người cho rằng Warren Buffett thành công là vì ông ấy có thể mua cổ phiếu và doanh nghiệp với mức giá hấp dẫn. Tuy nhiên, bản thân Buffett không nghĩ vậy. Theo ông, để trở thành một doanh nhân thành đạt, điều đầu tiên và quan trọng nhất là bạn trở thành một người giao dịch thời gian giỏi: mua thời gian bằng cách rũ bỏ những thứ không quan trọng và bán thời gian cho những thứ thực sự đáng giá.

Lịch sự

Warren Buffett là kiểu người người luôn tương tác và dành sự chú ý cho đối phương trong mỗi cuộc gặp mặt. Nếu có dịp làm việc cùng vị tỷ phú này, bạn sẽ thấy ông ấy rất lịch sự và trang nhã. Điều này khác hẳn với những cuộc họp mà người chủ trì chỉ biết nhìn điện thoại hay máy tính và trông như thể cuộc họp này thật tốn thời gian của họ.
Theo Barnett Helzberg – người đã bán công ty trang sức của mình cho Buffett, sau khi chốt xong thương vụ, vị tỷ phú này đã đích thân tiễn ông ra thang máy, thậm chí còn đứng chờ xe taxi cùng ông.

Lịch sự không có nghĩa là dễ bị lừa. Trong thương vụ đó, Buffett chỉ trả nửa giá mà Helzberg mong muốn lúc ban đầu.

Lịch sự không chỉ đơn thuần là một phép cư xử, một loại trang phục để khoác lên người hay một vai để diễn. Nó xuất phát từ sự tôn trọng chân thành dành cho người khác. Một người biết quản lý thời gian sẽ biết tôn trọng thời gian của người mà mình gặp. Vì thế, hãy đối xử với thời gian của người khác như cách bạn muốn thời gian của mình được đối xử.

Trong trường hợp trên, Buffett đã dành nhiều thời gian cho Helzberg hơn mức cần thiết, bởi ông đang xây dựng thiện chí. Khi Helzberg cảm thấy thoải mái và kể cho người khác nghe về trải nghiệm này, hình ảnh của Buffett cũng được biết tới nhiều hơn. Có thể một ngày nào đó, họ sẽ muốn làm việc với vị tỷ phú này, giúp ông tiết kiệm được cả chi phí lẫn thời gian. Rõ ràng, đây là chiến lược lâu dài của Buffett.

Tập trung vào thế mạnh

Bạn cần phải biết thế mạnh của mình nằm ở đâu và tập trung phần lớn thời gian cho nó. Chẳng hạn, Buffett biết mình rất giỏi về phân bổ nguồn vốn. Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp ở tuổi 11, ông luôn chú trọng hơn cả vào thế mạnh này. Người đàn ông 89 tuổi này cho biết, ông dành phần lớn thời gian của mình để đọc sách và tập trung vào việc đưa ra một vài quyết định mỗi năm (thường chúng đều sáng suốt).
Tập trung vào thế mạnh chính là tập trung vào thứ khiến bạn cảm thấy hứng thú.

Không làm nhiều việc cùng lúc

Warren Buffett không làm nhiều việc cùng lúc. Ông tập trung vào những vấn đề quan trọng và cần kíp nhất.

Ngược lại, chúng ta lại liên tục bị xao nhãng bởi tiếng tin nhắn và thông báo cứ reo lên không ngừng từ máy tính và điện thoại. Nó không chỉ khiến chúng ta phản ứng chậm với mỗi tình huống mà còn làm giảm hiệu suất công việc nói chung.

Để quản lý thời gian hiệu quả, bạn nên chia các công việc của mình.

Những việc không quan trọng sẽ chiếm thời gian mà nhẽ ra bạn nên dành cho những việc quan trọng. Những việc khẩn cấp thì không thể tránh khỏi hoàn toàn, bởi chúng nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Tuy nhiên, chúng có thể giảm dần theo thời gian, nếu bạn học cách lên kế hoạch tốt hơn, nâng cao chất lượng làm việc…

Chú trọng kết quả thay vì cách thức

Chúng ta thường tổ chức hết cuộc họp này đến cuộc họp kia để vạch ra tầm nhìn, lên chiến lược, lên kế hoạch, tiến hành nhiệm vụ, đánh giá, team-building và còn vô số những mục đích khác.

Thế nhưng, Warren Buffett không lên quá nhiều lịch họp hành hay nhận quá nhiều cuộc gọi, dù ông hoàn toàn đủ khả năng làm điều đó. Trong rất nhiều tuần, ông không có lịch trình bận rộn nào. Giải thích về điều này, tỷ phú Bill Gates – bạn thân ông – cho biết: “Tôi hiểu ra rằng, bạn cần phải kiểm soát thời gian của mình. Đối với một CEO, việc dành thời gian cho suy nghĩ nên được ưu tiên hơn là đi gặp gỡ tất cả mọi người”

Ngoài ra, khi mua lại một doanh nghiệp nào đó, Warren Buffett sẽ không tiến hành sáp nhập mà cho phép nó hoạt động tự chủ, khác với các tổ chức khác. Trong khi họ tiết kiệm tài nguyên (tiền bạc, con người, thiết bị) và tiêu tốn thời gian (họp với khách hàng, phân bổ chi phí), ông lại tiết kiệm thời gian (các doanh nghiệp thường nhanh nhẹn hơn khi tự chủ) và tiêu tốn tài nguyên (công việc trùng lặp giữa các bộ phận).

Đề cao niềm tin và giá trị

Warren Buffett từng nói: “Chỉ nên làm ăn với những người chúng ta tin tưởng và với những người có giá trị tương thích”. Đó cũng chính là cách ông đã mua công ty McLane từ tay Wal-Mart vào năm 2003 chỉ trong một cuộc họp kéo dài 2 tiếng. Không cần thẩm định doanh nghiệp, Buffett trả tiền luôn ngay sau 29 ngày. Sau nhiều năm bầu chọn cho Wal-Mart trong danh sách “Những doanh nghiệp đáng ngưỡng mộ nhất” của tạp chí Fortune, ông biết Wal-Mart sẽ thực hiện đúng cam kết và quả thực là như vậy.

Bản thân vị tỷ phú này không hứng thú với những cuộc đàm phán kéo dài. Điều đó nghĩa là ông hiểu rất rõ về giá trị của công ty mình sắp thu mua. Điều này đã tiết kiệm cho ông khá nhiều thời gian.

Nhờ niềm tin và các giá trị chung, mọi thứ được đơn giản hóa một cách đáng kể. Không cần những cuộc họp dài dòng, không cần tốn tiền và thời gian để thẩm định doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo được thành công lâu dài.

Tuy nhiên, để thu lời từ niềm tin, bản thân chúng ta cũng phải là người đáng tin trước. Điều này cần được xây dựng qua thời gian và đòi hỏi không ít tài nguyên. Chẳng hạn, chúng ta đã chốt một thương vụ, nhưng rồi tình hình tồi tệ đi. Nếu đàm phán lại, chúng ta sẽ không thiệt hại ngay nhưng có thể tốn kém về lâu dài. Còn nếu tiếp tục thực hiện cam kết, chúng ta tuy thiệt hại trước mắt nhưng sẽ tạo dựng được niềm tin.

Đối với Warren Buffett, sự đáng tin cậy có thể đem lại giá trị về mặt tiền bạc. Bởi lẽ, ông sẽ tiếp cận được các thương vụ mà người khác không thể. Chẳng hạn, vào đợt khủng hoảng năm 2008, ông được mời đầu tư vào Goldman Sachs vào Ngân hàng Mỹ theo các điều khoản cực kỳ có lợi mà không tốn một đồng chi phí nào.

Tự tin

Tự tin không có nghĩa là bắt chước. Chúng ta thường bắt chước cách hành xử, cách ăn mặc, cách thể hiện của người mình ngưỡng mộ để có thể trở nên tự tin như họ. Đó là lý do nhiều người ở Thung lũng Silicon lại thích mặc giống Steve Jobs.

Ngược lại, Warren Buffett vẫn luôn tự tin là chính mình. Ông vẫn ở nguyên tại Omaha, Nebraska – một bang nông thôn nổi tiếng về kinh tế nông nghiệp – dù chỗ này không giống nơi sẽ đặt trụ sở của một trong những tập đoàn danh tiếng nhất nước Mỹ.

Khi thuê người quản lý các khoản đầu tư của Berkshire Hathaway, ông cũng chẳng tìm đến những tên tuổi lớn. Theo ông, để thành công lâu dài, chỉ bộ óc thông minh và hiệu suất làm việc tốt là chưa đủ.

“Chúng ta cần ai đó được lập trình để nhận thấy và tránh xa các rủi ro nghiêm trọng, kể cả những người chưa từng gặp rủi ro. […] Tính khí cũng rất quan trọng. Tư duy độc lập, cảm xúc ổn định, hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và tổ chức cũng rất cần thiết để đầu tư thành công lâu dài. Tôi đã thấy rất nhiều người thông minh thiếu các phẩm chất trên”, ông viết trong thư gửi cổ đông năm 2006.

Đó chính là lý do mà ông thuê Todd Combs – một người quản lý đầu tư ít tên tuổi vào năm 2010.

Tự tin sẽ giúp chúng ta quản lý thời gian tốt hơn vì hai lý do.

Thứ nhất, nếu tự tin về những điều mình đang kiếm tìm, chúng ta sẽ không cần đến sự gợi ý từ người khác. Bắt chước người khác thực sự rất tốn thời gian và công sức.

Thứ hai, tự tin cho phép chúng ta chắc chắn hơn về những gì mình có, thay vì phải dựa dẫm vào các tên tuổi lớn, bởi chúng ta biết mình đang tìm kiếm điều gì. Bắt chước những gì người khác làm sẽ không bao giờ có thể đem lại kết quả tốt. Chẳng hạn, nhiều CEO được thuê vì danh tiếng cũng thất bại khi tới công ty mới. Đó chính là trường hợp của khi nhà bán lẻ J.C. Penny thuê Ron Johnson từ Apple về để làm CEO

Lên đầu trang