Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể
khỏi vi trùng và các mối đe dọa khác. Nếu hệ miễn dịch bị tấn công hoặc suy
giảm, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dễ mắc các bệnh tật.
Năm nào cũng vậy, lúc thời
tiết chuyển giao giữa mùa đông và mùa xuân cũng là lúc mà cơ thể yếu đi. Bởi
lúc này tiết trời nóng lạnh thất thường, hệ miễn dịch cũng trở nên suy yếu
khiến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và mạch máu não tăng cao. Đặc biệt là nhồi máu
não rất phổ biến, nó thường xuất hiện ở các bệnh nhân bị xơ cứng động mạch và
cao huyết áp.
Dưới đây là các dấu hiệu tiềm
ẩn của hệ thống miễn dịch kém được kết luận từ các chuyên gia y tế:
1. Dễ bị
cảm lạnh
Heather Moday, bác sĩ và nhà
nghiên cứu miễn dịch tích hợp cho biết: “Đối với đa số những người thường xuyên
bị cảm lạnh, cúm, hoặc thậm chí là viêm phổi, điều đó có nghĩa là có một số suy
giảm trong hệ thống miễn dịch.”
Lời khuyên: Bất cứ khi nào
bạn bị ốm dai dẳng, hãy đến gặp bác sĩ để được đảm bảo an toàn. Ngoài ra, hỗ
trợ cơ thể bằng nhiều cách nhất có thể, từ ngủ nhiều hơn đến ăn uống đầy đủ
dinh dưỡng. Moday cho biết một số chất bổ sung như kẽm, vitamin D, vitamin C và
nấm dược liệu cũng đem lại nhiều lợi ích cho hệ thống miễn dịch của bạn.
2. Kiệt
sức và giấc ngủ không ổn định
Nếu bạn không có chất lượng giấc ngủ tốt
và ngủ ít hơn 8 giờ đồng hồ mỗi đêm, chức năng miễn dịch của bạn có thể không
tối ưu. Melatonin, hormone cơ thể tiết ra nhằm mục đích gây buồn ngủ, là một
chất trung gian miễn dịch thực sự quan trọng. Moday cho biết: “Nó làm cho một
số tế bào miễn dịch giải phóng cytokine, từ đó kích hoạt các tế bào miễn dịch
để chống lại bệnh tật.
"Vì vậy, khi chúng ta
ngủ, cơ thể sẽ diễn ra nhiều hoạt động của các tế bào bạch cầu nhất định như
đại thực bào và bạch cầu trung tính, và các tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK), có
khả năng kháng virus, chống ung thư, và một số bệnh khác.”
3. Thường xuyên bị căng thẳng
Cũng như khi ngủ kém, căng
thẳng mãn tính có thể làm giảm sự hình thành và hoạt động của một số tế bào
miễn dịch và ngăn cơ thể hình thành các kháng thể chống lại bệnh tật. Trên thực
tế, một số nghiên cứu cho thấy khả năng miễn dịch của học sinh giảm trong thời
gian ba ngày thi căng thẳng. Chúng tạo ra ít tế bào miễn dịch hơn và các tế bào
chống nhiễm trùng hoạt động kém hơn.
4. Hay
cảm thấy chán nản
Trầm cảm và đau buồn là những
ví dụ khác về các yếu tố gây căng thẳng cảm xúc có thể làm suy giảm chức năng
miễn dịch. Trong một nghiên cứu nổi tiếng, các nhà nghiên cứu đã đến thăm những
người vừa mất người thân hoặc vợ/chồng của họ trong bệnh viện và lấy máu của họ,
và kết quả phân tích chỉ ra rằng sự đau buồn tột độ có liên quan đến việc giảm
phản ứng miễn dịch nghiêm trọng. Ngoài ra, ngay cả những người cao tuổi trầm
cảm nhẹ cũng có thể ức chế hệ thống miễn dịch, và cảm giác cô đơn cũng liên
quan đến khả năng miễn dịch suy yếu ở sinh viên đại học.
Theo một báo cáo của WHO, có
nhiều loại virus và vi khuẩn khác nhau trong mỗi loại thực phẩm. Để giữ cho cơ
thể chúng ta không bị ốm, giải pháp tốt nhất là tăng cường khả năng miễn dịch
từ bên trong. Và chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng cải thiện khả năng miễn dịch
của cơ thể thông qua những thực phẩm sử dụng hàng ngày.
Dưới đây là những món ăn nên bổ sung vào
bữa cơm hàng ngày, đặc biệt là trong lúc giao mùa:
1. Quả lê
Lê có tác dụng khử đờm đồng
thời hạ nhiệt phổi, giảm ho. Vì vậy, từ xa xưa, người ta thường có bài thuốc
dân gian ăn nước sắc lê khi bị cảm lạnh. Vào những ngày chuyển mùa, dễ bị cảm
lạnh như những ngày này, nếu ăn nước ép lê hoặc nước sắc từ quả lê có thể ngăn
ngừa cảm lạnh.
2. Bí ngô
Bí ngô già rất giàu beta-carotene.
Thành phần này giúp loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, giảm mức
cholesterol, bảo vệ tế bào bằng cách ức chế các chất độc hại. Do đó, những
người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu hoặc bị suy giảm khả năng miễn dịch nên
ăn món này thường xuyên để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
3. Khoai lang
Khoai lang rất giàu
beta-carotene, một chất chống oxy hóa. Thành phần này ngăn ngừa các bệnh ở
người lớn và ngăn chặn sự xâm nhập của vi rút hoặc vi khuẩn qua da. Vì vậy đây
là một loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể.
Khi ăn, nên ăn cả vỏ. Điều
này là do hầu hết các chất dinh dưỡng trong khoai lang đều nằm trong vỏ. Vì
vậy, khi chế biến món ăn nên rửa thật sạch và nấu chín cả vỏ trước khi ăn.
4. Bào
ngư
Bào ngư rất giàu vitamin và
protein nên bạn hoàn toàn có thể mong đợi những tác dụng tuyệt vời của nó cho việc
dưỡng da, chăm sóc sức khỏe sau sinh, chăm sóc cho người ốm yếu. Đặc biệt,
thành phần polysaccharide dồi dào trong bào ngư sẽ kích hoạt khả năng thực bào
của bạch cầu, giúp tăng cường miễn dịch.