Xuyên suốt chiều dài lịch sử tôn giáo và triết học, dù là ở nền
văn hóa nào đi chăng nữa, sẽ luôn tồn tại một câu hỏi mà ai cũng thắc mắc.
Câu hỏi đó chính là: Mục đích sống của chúng ta là gì?
Kể từ khi con người phát
triển được khả năng tư duy và phân tích môi trường xung quanh, chúng ta đã luôn
tò mò về bản chất của sự vật, sự việc. Điều này không chỉ đúng ở mức độ tương
đối – như khi chúng ta muốn biết về sự tiến hóa của muôn loài sinh vật – mà còn
đúng ở mức độ tuyệt đối - như khi chúng ta thắc mắc những vấn đề vĩ mô hơn –
như ý nghĩa, thần thánh, và bản chất của vũ trụ.
Có rất nhiều lý do khác nhau
để con người trăn trở về mục đích sống. Có thể chỉ là do họ tò mò. Cũng có thể
là vì họ mới trải qua một bi kịch gia đình gần đây. Có thể họ đang hoài nghi về
niềm tin của mình, hoặc họ đang đối mặt với căn bệnh trầm cảm và cần tìm một
mục đích sống mới mẻ hơn.
Vậy làm sao để tìm ra mục
đích sống của chính mình?
Để biết được mình đang sống
vì điều gì, bạn cần tìm hiểu thật kỹ, bởi có quá nhiều đáp án cho câu hỏi này.
Vì thế, việc tìm ra một lý do phù hợp với bạn là điều cực kỳ quan trọng. Đó
phải là một thứ có ý nghĩa nhất định với bạn, thỏa mãn được câu hỏi mà bạn đặt
ra. Nhưng trước tiên, bạn cần phải hiểu được tại sao mình lại muốn hỏi điều này
ngay từ đầu.
Và đây chính là đáp án mà bạn
vẫn luôn mong mỏi…
Sống để hạnh phúc
Một trong những lý do mà
chúng ta hay nghĩ đến chính là nhu cầu được hạnh phúc. Tâm lý học thường đề cao
hạnh phúc như một loại sức mạnh lớn lao. Điều này cũng được phản ánh trong các
bài giảng Phật học, ví dụ như trong những lời răn dạy của Dalai Lama.
Thật không may, chúng ta lại
chẳng biết chính xác hạnh phúc là gì. Vì thế, rất khó để có thể tìm thấy hạnh
phúc. Để trả lời câu hỏi hạnh phúc ở đâu và liệu rằng nó có phải là mục đích
sống phù hợp hay không, trước tiên bạn cần phải hiểu được hạnh phúc có ý nghĩa
như thế nào với mình. Chỉ khi có cái nhìn rõ ràng về điều này thì bạn mới có
thể theo đuổi hạnh phúc và tìm hiểu xem liệu nó có phải đáp án mà bạn vẫn
kiếm tìm bấy lâu không?
Sống để để lại
di sản cho thế hệ mai sau
Trong một xã hội ngày càng cạnh tranh gay gắt như ngày nay, việc
để lại di sản vẫn thường được xem như là giá trị quan trọng nhất. Đây là cách
để chúng ta cảm thấy mình được xã hội trân trọng và tưởng nhớ kể cả khi đã mất.
Tuy nhiên, điều này không có
nghĩa là bạn phải làm một thứ gì đó thật lớn lao, chẳng hạn như xây dựng được
cả một đế chế kinh doanh, hay trở thành một vận động viên thành công. Hãy bắt
đầu từ những thứ nhỏ bé, đơn giản nhất như xây dựng một gia đình của riêng mình
và làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn so với lúc ban đầu.
Sống
để yêu thương mọi người
Tầm quan trọng của tình yêu
vẫn luôn được đề cao trong bất kỳ tôn giáo hay triết lý nào. Dương như tình yêu
chính là liều thuốc chữa lành những khổ đau của con người, là một thứ gì đó kết
nối chúng ta vượt lên trên cả những trở ngại về thời gian và văn hóa. Khi bạn
yêu ai đó một cách vô điều kiện, tự nhiên bạn sẽ thấy môi trường sống của chúng
ta trở nên ổn định hơn, tươi đẹp hơn. Nhờ đó, chúng ta có thể nhìn cuộc đời
thông qua một lăng kính mới tích cực và hiệu quả hơn.
Sống để tìm ra ý nghĩa của riêng mình
Hơn 100 năm về trước, triết
học gia Nietzsche tuyên bố rằng "Chúa đã chết", đánh dấu sự bắt đầu
của một thời kỳ mà Chúa không còn là tiêu chuẩn về mặt đạo đức và lối sống của
con người. Kể từ đó đến nay, ảnh hưởng của tôn giáo lên đời sống con người đã
giảm một cách đáng kể.
Rất nhiều biến đổi đã diễn ra
sau đó. Tuy nhiên, trong xã hội cổ đại xa xưa, chủ nghĩa hiện sinh vô thần cũng
như chủ nghĩa nhân đạo đã trở thành hai học thuyết tương đối phổ biến. Hai học
thuyết này cho rằng chúng ta tự tạo ra ý nghĩa, chứ không phải nhận nó từ những
thế lực cao siêu hơn. Vậy nên, theo chủ nghĩa hiện sinh vô thần, mục đích sống
chính là để tự tạo nên ý nghĩa của riêng mình và hoàn thiện nó.
Sống để tìm ra những điều có thể bù đắp khổ
đau của con người
Nỗi đau là một phần không thể
thiếu của cuộc sống. Vì vậy, việc nó khiến con người ta thắc mắc về mục đích và
ý nghĩa của cuộc đời cũng là điều dễ hiểu. Có rất nhiều cách tiếp cận đối với
vấn đề này.
Theo các học thuyết trong
Phật giáo và Ấn Độ giáo, ý nghĩa của cuộc đời là để thoát khỏi những khổ đau
của cõi luân hồi. Ta có thể thực hiện điều này thông qua Bát chính đạo (con đường 8 nhánh để thoát khỏi khổ đau)
hoặc qua yoga.
Mặt khác, theo cách diễn giải
phương Tây của Viktor Frankl hay Friedrich Nietzsche, ta sống để tìm ra những
điều có thể bù đắp cho những tổn thương mà ta phải chịu đựng. Nietzsche đã tóm
gọn điều này chỉ bằng câu nói nổi tiếng: "Tìm được lý do vì sao mình tồn
tại, người ta sẽ không còn ngần ngại bất cứ điều gì."
Có
rất nhiều cách khác nhau để trả lời câu hỏi "Sống để làm gì?" Và may
mắn thay, chúng ta được tiếp cận với một kho tàng sách viết bởi các tác giả có
tâm trong lĩnh vực này . Bằng cách đọc những cuốn sách đó, thảo luận về ý kiến
của họ, và nhìn lại những trải nghiệm của bản thân, có lẽ theo thời gian chúng
ta sẽ tìm được một câu trả lời phù hợp của riêng mình.