Hỗ trợ trực tuyến
Thu Hương 099 699 9995
Minh Hằng 0973 283 636
Chiến Thắng 0973 283 636
Kim Oanh
0973 283 636
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 1645
   Truy cập trong ngày : 32707
   Tổng số truy cập : 8304293
7 cách quản lý căng thẳng tài chính 7/31/2023 3:54:17 PM
Cuộc sống sẽ có lúc đẩy chúng ta vào căng thẳng tài chính và nhận ra đối diện với điều đó rất khó khăn, nhất là khi bạn không biết bắt đầu từ đâu.

Aja McClanahan, diễn giả tài chính và tinh thần kinh doanh người Mỹ đưa ra một số gợi ý giúp bạn quản lý tiền bạc và giải quyết các tình huống khó khăn trong tài chính.

Tìm hiểu xem áp lực tiền bạc đến từ đâu

Một số nguồn gây căng thẳng phổ biến thường bao gồm:

- Không thể thanh toán hóa đơn hoặc không thể thanh toán đúng hạn.

- Mức nợ cao.

- Bạn không có tiền cho các chi phí khẩn cấp, chẳng hạn xe bị hỏng.

- Bạn bị mất việc hoặc lo lắng có thể bị sa thải.

- Lo không đủ chi trả cho một khoản chi tiêu sắp tới.

Khi hiểu được nguyên nhân chính gây căng thẳng tài chính, bạn có thể giải quyết tốt hơn. Liệt kê những yếu tố gây căng thẳng để động não tìm cách giải quyết.

Dành thời gian hai hoặc ba lần một năm để xem xét, sửa đổi danh sách. Khi giải quyết một cách có ý thức, những yếu tố gây căng thẳng lớn nhất về tiền bạc sẽ dần được hóa giải.

Lập ngân sách hoặc kế hoạch chi tiêu

Chỉ cần có một kế hoạch có thể giúp bạn bớt căng thẳng. Điều đầu tiên là tìm ra thu nhập ròng của bạn là bao nhiêu.
Nếu chỉ có một công việc toàn thời gian, bạn chỉ cần nhìn vào tiền lương để biết nhận được bao nhiêu trong mỗi kỳ lương. Nếu có một công việc phụ hoặc công việc với số giờ không cố định, hãy tính thử trung bình số tiền kiếm được trong năm hoặc ba tháng qua.

Tiếp theo, hãy xem lại hoặc theo dõi chi tiêu xem tiền đi về đâu. Tìm ra chi phí nào cần thiết và loại nào có thể cắt giảm.
Dự trù ngân sách nên phản ánh những gì quan trọng nhất với bạn và cắt giảm những mục không quan trọng. Bằng cách xếp hạng chi tiêu và xem chính xác tiền đi đâu, bạn có thể đưa ra các lựa chọn khác nhau.

Sử dụng dự trù ngân sách để biết khi nào bạn có tiền, khi nào hóa đơn hết hạn. Với sự trợ giúp của dự trù ngân sách, bạn có thể thiết lập một hệ thống giúp đi đúng hướng với các mục tiêu chi tiêu và tiết kiệm, đồng thời có khả năng giảm độ căng thẳng.

Lập quỹ khẩn cấp

Dành tiền xử lý các trường hợp khẩn cấp giúp an tâm hơn. Quỹ khẩn cấp giúp mua một bộ lốp mới cho ôtô hoặc thay một thiết bị nhỏ. Ban đầu mỗi tuần bạn có thể tích lũy vài trăm nghìn, khi tình hình tài chính cải thiện, bạn tăng số tiền lên.
Có quỹ khẩn cấp có thể làm giảm sự phụ thuộc của bạn vào nợ khi một khoản chi phí bất ngờ xuất hiện.

Tăng thu nhập

Dù tìm cách cắt giảm có thể giúp giảm chi phí thường xuyên, giải quyết bài toán căng thẳng tài chính, nhưng tăng thu nhập có ích hơn.

Số tiền kiếm thêm có thể được dùng trả số nợ hoặc tăng cường quỹ khẩn cấp. Với một ít tiền dư trong túi, bạn bớt căng thẳng tài chính hơn khi tiến tới các mục tiêu.

Tự động hóa giao dịch tài chính

Nếu không thể nhớ khi nào phải thanh toán hóa đơn và liên tục phải đóng phí trễ hạn, hãy giảm áp lực bằng cách tự động hóa giao dịch. Ví dụ bạn có thể thiết lập thanh toán tự động nộp tiền bảo hiểm, tiền nợ ngân hàng.

Tự động hóa cũng có thể giúp bạn tiết kiệm. Thay vì cố nhớ chuyển tiền vào quỹ khẩn cấp, hãy thiết lập chuyển khoản tự động.

Cải thiện phong cách giao tiếp tiền bạc

Căng thẳng tài chính có thể liên quan đến giao tiếp với bạn đời khi hai người về quan điểm, mục tiêu với tiền bạc. Nếu không thảo luận, vợ chồng có thể gây thêm căng thẳng cho nhau.

Tìm hiểu cách giao tiếp lành mạnh, cố gắng dành thời gian ngồi lại với bạn đời để thảo luận. Lên kế hoạch trước để cả hai có không gian tốt nhất bàn về các vấn đề tài chính.

Nhận lời khuyên và sự giúp đỡ từ bên ngoài

Đôi khi người ngoài có thể giúp bạn xác định rõ hơn những thứ có thể cải thiện. Với sự giúp đỡ của người khác, bạn có thể lập một kế hoạch hiệu quả để tiết kiệm cho những mục tiêu quan trọng nhất của mình và trả nợ.

Lên đầu trang