Trong
suốt 11 năm, một nghiên cứu thuần tập tiềm năng được công bố vào tháng 7 năm
2022, đã nghiên cứu thông tin sức khỏe của hơn 500.000 người, những người không
bị sa sút trí tuệ khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu. Những người tham gia được
yêu cầu điền vào bảng câu hỏi chi tiết về thời gian họ dành cho các hoạt động
thể chất. Tính nhạy cảm của họ với chứng sa sút trí tuệ, dựa trên tiền sử gia
đình, cũng đã được theo dõi trong nghiên cứu.
Theo đó, nguy cơ phát triển
chứng sa sút trí tuệ giảm 35% đối với những người thường xuyên tham gia các
hoạt động mạnh như tập thể dục thể thao. Và việc làm việc nhà thường xuyên
dường như cũng giúp giảm nguy cơ tới 21%.
Ngay cả những
người có tiền sử di truyền liên quan đến nguy cơ mất trí nhớ tiềm ẩn cũng có
thể sử dụng hoạt động thể chất để giảm độ nhạy cảm của họ với bệnh tật, Huan
Song, một trong những tác giả nghiên cứu, nói với New York Times.
Tuy nhiên, theo Dan Jonhenry,
huấn luyện viên kinh doanh nhượng quyền và chuyên gia huấn luyện cho Retro
Fitness, tập thể dục chỉ có thể là biện pháp bảo vệ cho sự khởi phát của chứng
sa sút trí tuệ.
"Bạn cũng cần những biện
pháp phòng ngừa để giữ gìn sức khỏe trước khi quá muộn", Jonhenry nói.
6 bài tập giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Theo Jonhenry và Silky Singh
Pahlajani, một giáo sư lâm sàng về thần kinh học hành vi và tâm thần học thần
kinh tại Weill Cornell Medicine, đây là một số bài tập đáng để bạn cân nhắc
thêm vào thói quen của mình.
Đi bộ
hoặc đi bộ mạnh.
Đạp xe
đạp hoặc xe đạp thể thao.
Bơi lội.
Chạy.
Bài tập
cardio với máy tập trong nhà, chẳng hạn như máy elliptical.
Circuit
training (nghĩa là "tập luyện xoay vòng", đây là phương pháp tập kết
hợp nhiều động tác với nhau và tập luyện với cường độ cao)
"Điều gì tốt cho tim sẽ tốt cho não"
Trong số các loại bài tập
khác nhau, Cardio (các bài tập về tim mạch) đóng góp nhiều nhất vào sức khỏe
não bộ và giúp bạn lưu giữ ký ức của mình, Pahlajani nói.
"Tôi luôn nói với bệnh
nhân của mình rằng: 'Điều gì tốt cho tim thì tốt cho não'. Mục tiêu thực sự là
tăng nhịp tim, ít nhất trong 30 phút và ít nhất ba đến bốn lần một tuần",
Pahlajani nói.
Tập thể dục nhịp điệu vừa
phải ở 70% nhịp tim tối đa có thể giúp cơ thể bạn đưa oxy đến các tế bào trong
não, theo Jonhenry. Anh cho biết thêm, điều này cung cấp chất dinh dưỡng cho
các mô não và điều chỉnh lưu lượng máu của bạn.
Bạn có thể theo dõi nhịp tim
của mình bằng cách sử dụng máy đo nhịp tim để xác định xem bạn đã đạt đến mốc
70% hay chưa.
Mỗi người phù hợp với một bài
tập khác nhau, nhưng một nguyên tắc chung là bất kỳ bài tập nào cũng phải đổ mồ
hôi, Pahlajani nói.
"Hãy thử tham gia các
hoạt động kích thích tinh thần mà bạn có thể làm. Tìm một sở thích liên quan
tới hoạt động, nhưng cũng tiếp tục giúp bạn học hỏi và biết thêm nhiều điều.
Điều đó thực sự giúp ích cho sức khỏe của não", Jonhenry chia sẻ.
Tương tác
với những người khác cũng giúp ích rất tích cực đến sức khỏe não bộ. Hoạt động
thể chất là cần thiết, nhưng tương tác xã hội cũng quan trọng không kém. Vì
vậy, sẽ rất tốt nếu có thể phát triển cả hai thứ song song cùng một lúc.
Dù hiện tại có hơi lớn tuổi
một chút, bạn vẫn có thể gặt hái được những lợi ích của việc tập thể dục, bao
gồm cả khả năng giảm nguy cơ mất trí nhớ, theo Pahlajani. Trên thực tế, độ tuổi
trung bình của những người tham gia nghiên cứu thuần tập tiềm năng đề cập ở
phía trên là khoảng 56 tuổi tại thời điểm nghiên cứu.
"Không bao giờ là quá
muộn để bắt đầu tập thể dục. Hãy bắt đầu ở bất cứ đâu, bất cứ ngày nào. Bắt đầu
từ từ và sau đó kiên trì nó càng lâu càng tốt", Pahlajani nói.