(01)
Một đồng nghiệp cũ của tôi đã làm việc trong một công ty được 5 năm, nhưng chưa bao giờ được sếp để mắt tới. Cô không biết lý do tại sao nhưng mọi người xung quanh thì biết rõ. Trên đời, có một vài chuyện mà người ngoài cuộc sẽ nhìn rõ hơn người trong cuộc.
Một lần nọ, sếp đi công tác vào cuối tuần. Do đang cần gấp một vài dữ liệu quan trọng nên sếp đã gọi điện thoại cho cô ấy. Sếp gọi đến năm lần bảy lượt, cô vẫn không nhấc máy. Sếp tưởng cô ấy đang bận nên đợi một lúc rồi mới gọi lại. Nhưng sếp có gọi thêm bao nhiêu cuộc đi nữa thì vẫn không được cô hồi âm.
Cho đến khi sếp xong việc, cô ấy mới gọi điện thoại giải thích. Lý do cô ấy đưa ra là đi ra ngoài nên để quên điện thoại ở nhà. Nhưng tối đến khi lướt facebook, sếp lại thấy cô bình luận ở bài post của một người bạn trong đúng khoảng thời gian đó. Hóa ra cô nghĩ cuối tuần là thời gian nghỉ ngơi nên đã cố tình không nghe máy.
Trên thực tế, không ai thích phải làm việc trong ngày nghỉ cả. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, do tính chất của công việc mà bạn buộc phải hi sinh thời gian nghỉ ngơi của mình. Người nào cũng muốn được thăng chức tăng lương, nhưng liệu có mấy người chịu hi sinh cho công việc?
(02)
Tôi có một người bạn. Ban đầu cô chỉ là một nhân viên bình thường. Nhờ nỗ lực, cô ấy được cất nhắc lên làm trợ lý giám đốc. Xét về năng lực và kinh nghiệm, cô ấy vốn không phải là đối tượng tiềm năng cho vị trí này. Trong công ty, có nhiều người giỏi giang và tháo vát hơn cô. Nhưng chính thái độ làm việc cần mẫn đã giúp cô thăng tiến trong sự nghiệp.
Một lần nọ, sếp đang cần gấp bản kế hoạch năm của công ty. Thư ký của sếp đúng lúc này lại xin nghỉ phép nên không thể xử lý công việc. Khi sếp nói đến chuyện này, mọi người đều đùn đẩy và né tránh.
Người thì nói bản thân không giỏi viết báo cáo. Người thì bảo bản thân còn nhiều việc chưa xử lý xong. Thậm chí, người có khả năng làm được nhất cũng từ chối không nhận. Mọi người đều biết, làm ít sai ít, làm nhiều sai nhiều, chưa kể ôm đồm thêm việc này cũng chẳng có lợi lộc gì. Sau tất cả, chỉ có một mình cô chủ động đứng ra nhận viết. Cô nói muốn được thử sức nên đã dùng toàn bộ thời gian nghỉ và cuối tuần để viết xong bản báo cáo.
Đây là lần đầu tiên cô viết báo cáo nên khó tránh khỏi sai sót. Hiểu được điều này, sếp chỉ yêu cầu cô chỉnh sửa và diễn đạt lại những nội dung chính mà sếp đã đưa ra. Do đó, việc viết báo cáo cũng không quá vất vả đối với cô. Xuất phát điểm thấp nhưng do luôn chịu khó rèn luyện và thử thách bản thân, cô ấy đã có tiến bộ vượt bậc trong sự nghiệp của mình. Các sếp luôn muốn nâng đỡ và tạo điều kiện cho cô nhiều cơ hội hơn để thể hiện bản thân.
Năng lực có thể bồi dưỡng. Kinh nghiệm có thể tích lũy. Chỉ có thái độ làm việc là thứ khó mà thay đổi. Cho dù năng lực còn hạn chế nhưng chỉ cần chịu khó học hỏi và làm việc, bạn nhất định sẽ tiến bộ không ngừng.
(03)
Việc anh Lưu vừa được thăng chức mới đây vốn chẳng có gì bất ngờ. Ban đầu, anh cũng chỉ là một nhân viên IT bình thường. Nhưng phải nói là anh rất có ý thức hi sinh vì tập thể. Mỗi khi làm xong việc của mình, anh ấy đều đi giúp đỡ các đồng nghiệp khác.
Khi bộ phận tổng hợp thiếu người, anh ấy sẵn sàng làm chân chạy đi photo, đánh máy hay chuyển phát tài liệu. Bên bộ phận nhân sự thiếu người đi điều tra hay xây dựng kế hoạch, anh cũng nhiệt tình giúp đỡ. Khi công ty có cuộc họp quan trọng, các nhân viên lễ tân quá bận rộn. Anh cũng đến làm giúp một số việc như: pha trà mời nước, sắp xếp bàn ghế, tổ chức phòng họp,… Anh làm những việc này trên tinh thần tự nguyện và không hề có ý chuộc lợi hay tranh công.
(04)
Tiền đồ của mỗi người chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như năng lực, vận may hay có quý nhân phù trợ. Nhưng thái độ làm việc sẽ quyết định phần lớn đến việc người đó có thể đi được bao xa, phát triển được đến đâu và làm được những gì.
Một nhân viên chỉ biết thu lợi về mình và không quan tâm đến tập thể. Họ thường không mắc sai lầm nào quá nghiêm trọng nhưng cũng chả làm nên công trạng gì. Việc họ trở thành nhân vật quan trọng của công ty càng là điều không bao giờ xảy ra.
Một nhân viên biết đứng ra san sẻ trách nhiệm và chung tay vì một tương lai phát triển của tập thể. Họ xứng đáng là trụ cột của công ty. Trong bất cứ việc gì, người giỏi hơn bạn thật ra là người có trách nhiệm và biết nhẫn nại hơn bạn.
Một người có nhiều thiếu sót về năng lực hay kĩ năng, nhưng họ hoàn toàn có thể là một nhân viên tốt nếu như biết học tập và rèn luyện. Một người dù có tài giỏi nhưng lại không chịu động não làm việc và không biết nỗ lực thì cũng chỉ là người vô dụng.
Những nhân viên luôn muốn làm tốt công việc, muốn mình giỏi hơn nữa và muốn đem đến cho công ty một tương lai tươi sáng. Còn những nhân viên có điều kiện, năng lực và điều kiện phát triển tốt hơn, nhưng lại ích kỷ và ham hưởng thụ. Giữa hai nhóm nhân viên trên, nhóm đầu luôn xứng đáng có được sự công nhận và tin tưởng của lãnh đạo hơn nhóm còn lại.
Về sau, mọi người ưu ái đặt biệt danh cho anh là anh hùng chữa cháy của công ty. Chỗ nào cần là anh sẽ có mặt. Dù sếp chưa từng đặc biệt khen ngợi nhưng sếp đã nhìn ra anh có tố chất của người quản lý. Vì vậy, sếp đã cho anh cơ hội để thể hiện mình.
Trong công việc, muốn tạo lập chỗ đứng vững chắc thì bạn không nên sợ thiệt, sợ khổ và sợ mệt. Người biết nghĩ cho đại cục thì mới có tư cách làm lãnh đạo.