Bằng cách quan sát và học hỏi từ những tấm gương thành đạt, con đường chạm tay tới thành công của bạn sẽ được rút ngắn đi rất nhiều. Những điểm mạnh này của họ cũng không phải đương nhiên mà có hay chỉ phát triển qua ngày một ngày hai, chỉ là do họ biết cách khiến chúng trông có vẻ dễ dàng.
Họ tiếp tục duy trì và phát huy ưu điểm của mình như một phần của cuộc sống, biến chúng trở thành thói quen hàng ngày.
Hãy cùng phân tích 7 điểm mạnh đáng học hỏi dưới đây:
1. Họ có tư duy định hướng thành công và khao khát đạt được điều đó
Người tài giỏi thường có ý chí mạnh mẽ và nỗ lực đạt được thành công trong cuộc sống.
Họ tìm mọi cơ hội để phát triển vì mong muốn làm được những điều người bình thường không thể làm được. Họ luôn hành động để tạo ra những thay đổi tích cực và không ngại bước ra khỏi giới hạn của bản thân. Ngay cả khi những nỗ lực đó thất bại, họ có khả năng nhanh chóng thay đổi tình thế, tìm kiếm cơ hội và đi theo một con đường mới.
Mặt khác, đối với những kẻ thất bại thì một lần vấp ngã ngã đồng nghĩa với hai từ "bỏ cuộc".
2. Họ luôn tự tin và biết mình là ai
Những người thành công phải đối mặt với thách thức về sự tự tin và niềm tin vào chính kỹ năng cũng như kiến thức của mình. Ngay cả khi họ không có những kỹ năng hay kiến thức phù hợp một cách hoàn hảo để bắt đầu, họ vẫn phải tiến về phía trước với tinh thần hăng hái và cam kết thành công bất chấp các tỷ lệ cược.
Những người này luôn có ý thức mạnh mẽ về bản thân, điều này cho phép họ đưa ra các cam kết vững bền, chắc chắn. Họ không ngại và luôn sẵn sàng lên tiếng, họ thích được chia sẻ quan điểm và ý tưởng của mình.
Kẻ thất bại thì thường tự ti, thiếu cởi mở, và điều này chính là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển, khiến họ bỏ lỡ biết bao cơ hội trong cuộc đời.
3. Họ tập trung vào tầm nhìn và định hướng thành tích
Người có năng lực luôn đặt ra một tầm nhìn rõ ràng cho các mục tiêu và hành động để đạt được tầm nhìn đó, điều này không cho phép bất kỳ ai hay bất kỳ thứ gì cản trở họ.
Một tầm nhìn mạnh mẽ đóng vai trò như chiếc kim chỉ nam, giữ cho họ có động lực và đi đúng hướng để đạt được mục tiêu đã đề ra. Họ bắt đầu từ việc chinh phục các mục tiêu nhỏ, sau đó chuyển sang các nhiệm vụ lớn hơn, táo bạo hơn.
Kẻ yếu kém thì đầu óc luôn mịt mờ, bị chi phối bởi mọi thứ. Họ thường lãng phí cả thời gian lẫn tiền bạc mong muốn đạt được gì đó, hoặc thậm chí chỉ sống qua ngày mà không có mục đích.
4. Họ coi trọng và sử dụng thời gian một cách khôn ngoan
Chỉ những người làm việc cực kỳ năng suất mới có thể thành đạt. Họ coi trọng và sử dụng thời gian một cách khôn ngoan và không cho phép người khác lợi dụng hoặc lãng phí thời gian của mình. Họ khéo léo tạo ra những nguyên tắc khiến khách hàng, đối tác cũng như đồng nghiệp phải tôn trọng. Họ ý thức rõ ràng về tầm quan trọng của thời gian, có thể nói, đây là tài sản quý giá nhất đối với những người này.
Mặt khác, kẻ kém cỏi thường ném thời gian qua cửa sổ, phung phí nó vào những việc vô ích
5. Họ sở hữu điều phi thường
Những người thành công xây dựng nền tảng kinh doanh và thương hiệu bền vững – thứ tạo nên sự khác biệt giữa các đối thủ cạnh tranh. Họ được biết đến như các chuyên gia, các nhà lãnh đạo hàng đầu trong ngành nghề. Họ sở hữu doanh nghiệp và thương hiệu cá nhân, điều này cho phép tối đa hóa con đường thành công của một người.
Các đối thủ kém cạnh hoặc làm việc như những kẻ tầm thường, hoặc thiếu hoài bão và kế hoạch, hoặc chỉ lao động vừa đủ để tồn tại.
6. Họ dám nghĩ khác
Suy nghĩ của những người thành công khác với người thường ở chỗ: Họ luôn nhìn trước một bước hoặc nhiều hơn, luôn hướng vào tương lai và thấy cơ hội ở mọi nơi. Tầm nhìn của họ vượt xa để đưa ra các ý tưởng kinh doanh sáng tạo, mới mẻ.
Số còn lại thì hoặc đi theo đám đông, hoặc chờ đợi để đạo nhái ý tưởng, ăn cắp chất xám của người khác. Vì vậy, có cố gắng cỡ nào cũng chỉ mãi là người đi sau.
7. Họ yêu những gì họ làm
Đối với người thực sự thành đạt, công việc không chỉ đơn thuần là công việc. Họ tìm được cả niềm vui trong kinh doanh bởi đó là đam mê của bản thân. Điều này mang lại cho họ cảm giác đạt được thành tích và hạnh phúc.
Trái lại, kẻ thất bại coi công việc chỉ là công cụ kiếm sống, họ làm việc đơn giản vì tiền. Phần lớn, họ xem nó như một cuộc lăn lộn vất vả. Như vậy, thì lấy đâu ra động lực để có thể tiến xa hơn?