Hỗ trợ trực tuyến
Thu Hương 099 699 9995
Minh Hằng 0973 283 636
Chiến Thắng 0973 283 636
Kim Oanh
0973 283 636
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 481
   Truy cập trong ngày : 209
   Tổng số truy cập : 9399353
3 kỹ năng trò chuyện giúp bạn nhanh chóng nâng cao EQ 10/28/2024 3:38:00 PM
Tiến sĩ tâm lý học tại Đại học Harvard nói: “Người có IQ cao có thể không thành công trong sự nghiệp, nhưng họ chắc chắn sẽ thể hiện xuất sắc".

Đừng hạ thấp bản thân hoặc nâng cao người khác

Trong xã hội ngày nay, việc có trí tuệ cảm xúc tốt đã trở thành một điều cần thiết.

Thời đại này không ngăn cản bạn tỏa sáng, nhưng bạn không thể che đậy sự tỏa sáng của người khác. Bởi vì rất có thể họ đã từng là những người đi tiên phong trên thế giới.

Ví dụ, trong lĩnh vực phim ảnh, chúng ta không thể so sánh với Hollywood hay Bollywood, bởi họ là những nhà làm phim tạo ra thời đại. Chúng ta chỉ là thế hệ tiếp nối để tiến về phía trước.

Sự so sánh có ở khắp mọi nơi. Điều này giống như những gì chúng ta thường nghe khi còn nhỏ: “Ai giỏi hơn, bạn hay bạn cùng lớp?” Khi lớn lên, bạn thường nghe: “Ai giỏi hơn, bạn hay đồng nghiệp cùng công ty?”.

Chính bạn cũng thường so sánh mình với người khác. Trường hợp rất phổ biến là nâng cao bản thân và coi thường người khác hoặc hạ thấp bản thân và nâng cao người khác.

Nhưng hai phương pháp này rõ ràng không phải là những phản ứng có trí tuệ cảm xúc cao, bởi dù bạn sử dụng phương pháp nào thì mọi người cũng sẽ cảm thấy bạn kiêu ngạo hoặc thấp kém.

Đừng “tự dìm” bản thân


 Khi trở thành tâm điểm chú ý, dù là nhận vệ sự khen ngợi hay chê bai, bạn sẽ vô thức đáp lại theo lời nói của đối phương, bằng cách khiêm tốn phủ nhận hoặc trực tiếp bác bỏ

Ví dụ, nếu bạn gặp một đồng nghiệp khen ngợi bạn ở nơi công cộng: “Chà, bộ quần áo bạn mặc hôm nay đẹp quá!”. Bạn cũng giống như hầu hết mọi người, sẽ trả lời trong tiềm thức và khiêm tốn: “Ôi, có gì đâu, mình thấy nó cũng bình thường thôi mà”.

Đó không phải là câu trả lời có trí tuệ cảm xúc cao. Bạn sẽ rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn khen ngợi, khi một bên tiếp tục khiêm tốn, cuối cùng bầu không khí sẽ trở nên quá lịch sự. Hơn nữa, câu trả lời như vậy có thể dễ dàng khiến đối phương có ấn tượng rằng bạn là người thiếu tự tin.

Giao tiếp đến rồi đi, tức là đối phương thường không chỉ để khen ngợi bạn mà còn để giao tiếp nhiều hơn. Hơn nữa, lời khen của đối phương khiến bạn vui nhưng bạn cũng có làm người khác vui không?

Do đó, một người có trí tuệ cảm xúc cao có thể mỉm cười trả lời đối phương: “Bạn cũng thấy nó đẹp phải không? Bạn có khiếu thẩm mỹ tốt đấy”. Hoặc họ có thể nói: “Cảm ơn, kiểu tóc của bạn hôm nay trông rất thanh lịch”...

Không có câu trả lời duy nhất trong tình huống này. Mọi người đều có thể lựa chọn cách trả lời dựa trên mối quan hệ của họ với nhau và không khí của sự kiện, nhưng về bản chất, tất cả đều xoay quanh một mục đích: làm cho đối phương vui vẻ và hài lòng.

Đừng đánh mất sự tự tin

Trong cuộc sống, việc phàn nàn về người khác hoặc làm điều gì đó xúc phạm người khác là điều khó tránh khỏi. Vậy khi bị chất vấn, bạn nên trả lời như thế nào?

Tình huống này thực sự khá xấu hổ, bởi vì khi chúng ta phàn nàn về một người hay điều gì đó, đó là vì chúng ta không hài lòng với họ. Nếu phản ứng không tốt, tác động tiêu cực không những không được loại bỏ mà còn ngày càng trở nên tiêu cực hơn.

Nhiều khi, dù bạn trả lời những câu hỏi gặp phải như thế nào thì chúng cũng là những cạm bẫy nếu bạn quá xem trọng việc mình sẽ thua cuộc. Vì vậy, khi bạn đứng trước một câu hỏi khó trả lời, tự tin và chân thành chính là... chiến thắng.

3 kỹ năng nói chuyện kể trên có thể giúp bạn nhanh chóng nâng cao trí tuệ cảm xúc. Chỉ cần bạn trải nghiệm nó một cách cẩn thận, bạn có thể nhận ra sức hấp dẫn của kỹ năng nói chuyện có trí tuệ cảm xúc cao, sau đó thực hành chúng, bạn sẽ tiếp thu những kỹ năng này và biến chúng thành của riêng mình.

Lên đầu trang